Chuyên gia giải đạp về hiện tượng đau bụng dưới liệu có mang thai không?

Câu trả lời cho chị em là "Có". Sau khi quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo, quá trình thụ tinh sẽ bắt đầu diễn ra.

Dấu hiệu mang thai có đau bụng dưới không luôn là những câu hỏi được các chị em quan tâm. Khi đau bụng dưới sau quan hệ, chị em thường nhiều người nghĩ ngay tới việc mang thai, tuy nhiên phải dựa vào các dấu hiệu đi kèm mới chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, đau tức bụng dưới cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe. Mời bạn cùng tìm hiểu những dấu hiệu để phân biệt rõ khi nào là mang thai, khi nào là bệnh lý sức khỏe nhé.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu mang thai – Ảnh Internet

1. Đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Câu trả lời cho chị em là “Có”. Sau khi quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo, quá trình thụ tinh sẽ bắt đầu diễn ra. Trứng sau khi thụ tinh sẽ đi về phía buồng tử cung và bắt đầu làm tổ, quá trình này kéo dài trong 7-10 ngày. Lúc này, các tế bào phôi thai bám chặt vào thành tử cung tạo thành nhau thai. Trong lúc quá trình này diễn ra sẽ làm chị em có cảm giác đau bụng dưới.

Như vậy. đau bụng dưới sau 7-10 ngày kể từ ngày quan hệ tinh dục có xuất tinh vào âm đạo là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, nếu chỉ đau bụng dưới không thì không thể khẳng định bạn có mang thai hay không mà còn xem xét thêm nhiều dấu hiệu khác. Mời bạn cùng tham khảo các dấu hiệu khác thường xuất hiện kèm theo như nội dung đề cập tiếp theo.

Sau khi quan hệ tình dục có xuất tinh quá trình thụ tinh bắt đầu diễn ra – Ảnh Internet

2. Các dấu hiệu đi kèm với cơn đau bụng dưới

Nếu bạn bị đau bụng dưới kèm theo ít nhất 3 dấu hiệu trong số các dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn tỉ lệ là bạn đang trong quá trình mang thai những tháng đầu tiên là cực kỳ cao.

2.1. Ra chút máu ở âm đạo

Trong quá trình thai làm tổ trong tử cung sẽ làm tróc lớp niêm mạc ở thành tử cung dẫn tới hiện tượng chảy máu, do đó xuất hiện vài giọt máu đỏ sẫm hoặc phớt hồng lẫn với dịch âm đạo. Nhiều mẹ lầm tưởng đây là máu kinh nguyệt nhưng thật ra chúng hoàn toàn khác nhau. Máu báo ra từng đốm nhỏ trong 1-2 ngày thường có màu hồng đỏ nhạt, còn máu kinh ra liên tục từ 3-7 ngày và có màu đỏ đen.

2.2. Ngực to căng tức bất thường

Sau khi trứng được thụ tinh thành công, cơ thể của người phụ nữ sẽ tiết ra các hormone thai kỳ báo hiệu quá trình mang thai đang diễn ra. Việc này làm thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến vòng 1 của chị em, làm ngực to, sưng căng tức bất thường, núm vú cũng sẫm màu hơn. Sau đó, xuất hiện rạn da ở vùng ngực những tháng tiếp theo.

Ngực to căng tức bất thường là một trong những dấu hiệu mang thai – Ảnh Internet

2.3. Triệu chứng ốm nghén

Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn, khó chịu, chán ăn hoặc thèm ăn một món nào đó thì có nghĩa mẹ bắt đầu bước vào thời kỳ ốm nghén. Thông thường, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén nổi bật như: mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói, chóng mặt, thèm ăn đồ ngọt, đồ chua…

2.4. Đau đầu

Cơ thể không mệt mỏi, không làm việc quá sức nhưng xuất hiện cơn đau đầu kéo dài, chị em có thể nghĩ ngay đến dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân là vì sự gia tăng hormone progesterone và sự thiếu hụt lượng nước trong cơ thể, dẫn đến sự suy giảm của hồng cầu nên não trong tình trạng thiếu máu, gây ra tình trạng đau đầu.

Đau đầu kéo dài không phải do công việc cũng là một trong những dấu hiệu mang thai – Ảnh Internet

2.5. Tăng thân nhiệt

Khi thấy cơ thể nóng bừng, đặc biệt khi tới gần ngày kinh thông thường của bạn, điều này báo hiệu thai đã làm tổ thành công trong buồng tử cung.

2.6. Tâm trạng nhạy cảm

Mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu, hay lo nghĩ, nhạy cảm trong mọi vấn đề và rất khó kiểm soát cảm xúc của mình. Sở dĩ như vậy là do tâm trạng của mẹ chịu ảnh hưởng của các hormone thai kỳ.

2.7. Đau lưng, chuột rút

Sự lớn lên của tử cung gây ra áp lực đối với lưng và chân khiến cho các dây chằng ở vùng này bắt đầu co giãn dần. Mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng, dọc thắt lưng và bị chuột rút ở chân.

Tử cung lớn lên gây ra chuột rút ở chân – Ảnh Internet

2.8. Chậm kinh

Đối với những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì khi chậm kinh sẽ nghĩ ngay tới việc mình đang mang thai. Còn với các mẹ có một chu kỳ không đều, việc tính toán sẽ khó hơn. Vì thế, hãy luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mình để chẩn đoán chính xác nhất.

Cùng với dấu hiệu đâu tức bụng dưới, nếu đi kèm với những dấu hiệu mang thai ở trên, chị em có thể mua que thử thai về thử hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác mình có mang thai hay không. Nếu que thử thai 2 vạch tức là bạn đã có thai, nếu không cần phải lưu ý vì có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó.

3. Các nguyên nhân gây đau bụng dưới không phải do mang thai

Khi bạn chậm kinh quá lâu mà siêu âm không thấy có thai, thử que cũng không có thai mà dấu hiệu đau bụng dưới vẫn còn, thì có thể do những nguyên nhân khác gây nên. Cùng xem qua các nguyên nhân dưới đây nhé.

3.1. Sắp đến ngày kinh nguyệt

Gần tới chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh mẽ để đẩy máu kinh ra ngoài, quá trình này có thể làm chị em bị đau lâm râm bụng dưới.

Sắp tới chu kỳ kinh nguyệt có thể làm chị em đau bụng dưới – Ảnh Internet

3.2. Hội chứng ruột bị kích thích

Đây là biểu hiện của việc người bệnh bị rối loạn tiêu hóa mãn tính. Đặc biệt những ai thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, tiêu chảy sẽ cảm thấy bị đau lâm râm vùng bụng dưới.

3.3. Sỏi thận

Cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện khá nhẹ ngay vùng dưới xương sườn. Tuy nhiên khi kéo dài, viên sỏi di chuyển về phía niệu quản chị em sẽ bắt đầu thấy đau lâm râm vùng bụng dưới, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để sớm phát hiện và điệu trị bệnh.

3.4. Nhiễm trùng đường tiểu

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn sẽ có cảm giác đau tức lâm râm vùng bụng dưới và đi tiểu liên tục, khi đi tiểu thấy cảm giác nóng ran, đau rát khó chịu.

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới – Ảnh Internet

3.5. Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Khi bạn bị viêm nhiễm các cơ quan sinh dục như buồng trứng, vòi trứng, tử cung… cũng làm cho các chị em đau vùng bụng dưới.

3.6. U xơ tử cung

Khi bị u xơ tử cung, các mẹ sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, máu kinh ra nhiều. Đây là những u xơ lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung. Khi u xơ tử cung không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của phụ nữ và có thể biến đổi thành khối u ác tính, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.

3.7. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung sẽ tạo ra những cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do các tế bào trong tử cung đi lạc ra ngoài, bám vào khu vực bên ngoài tử cung và tiếp tục phát triển, làm cho bụng đau, máu kinh ra rất nhiều mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt đến.

Lạc nội mạc tử cung nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra vô sinh – Ảnh Internet

3.8. U nang buồng trứng

Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, các tế bào ung thư hình thành và lây lan nhanh chóng, làm cho phụ nữ có những cơn đau bụng dưới vô cùng đau đớn. Khi đó phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị cắt bỏ buồng trứng..

Lưu ý: Không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới để khẳng định có thai hay không mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu cùng một lúc như mệt mỏi, đau đầu, căng tức ngực, ra máu báo…Tuy nhiên, cách tốt nhất các mẹ nên mua que thử thai về thử. Que thử thai có thể cho kết quả khá chính xác chỉ sau 1 tuần, nếu que thử thai cho 2 vạch thì tức là mẹ đã có thai. Còn khi nó chỉ hiện thị 1 vạch mà bụng đau âm ỉ nhiều ngày liền thì nên đi khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe, vì lúc này cho thấy cơ thể có thể đang gặp phải những bệnh lý bất thường.

Cách tốt nhất nên sử dụng que thử thai để xác định trình trạng sức khỏe một cách chính xác nhất – Ảnh Internet

Dấu hiệu mang thai có đau bụng dưới không là câu hỏi được các chị em quan tâm. Các chị em nên kiểm tra thật kỹ các dấu hiệu trên để xác định chính xác tình trạng của mình. Tốt nhất chị em nên mua que thử thai kiểm tra hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để biết chính xác đã đậu thai hay chưa, cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân nhé!

Nguồn : bau.vn