Chị em có biết sau sinh cơ thể thay đổi như thế nào?

Ai cũng biết sau sinh, cơ thể mẹ bỉm có rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể thay đổi như thế nào và nên làm gì thì không phải ai cũng rõ

Dưới đây là những biến đổi cơ thể và tâm lý của phụ nữ sau sinh. Nắm rõ những thay đổi này sẽ giúp bạn yên tâm hơn cũng như có cách xử lý phù hợp.

1. Tử cung thay đổi

Trong thời điểm sinh con, kích thước tử cung tăng 15 lần so với khi mang thai. Tử cung sẽ co dần lại sau khi sinh. Thời gian để tử cung trở lại bình thường là 2 tuần. Vì thế, dù đã sinh bé, nhìn bạn vẫn như đang còn mang bầu 5 – 6 tháng. Nếu thường xuyên cho con bú, thời gian hồi phục của tử cung mẹ sẽ ít hơn 2 tuần.

Sau sinh, cơ thể cũng sẽ loại bỏ máu và mô bên trong tử cung. Trong vài ngày đầu tiên, máu đào thải qua âm đạo, có màu đỏ tươi. Đôi khi có lẫn những cục máu đông. Càng về sau, máu ít dần và có màu nhạt hơn. Thông thường, máu sẽ dừng ra sau khoảng 4 – 6 tuần.

 

sau-sinh-co-the-thay-doi-nhu-the-nao-1

Sau sinh, cơ thể sẽ loại bỏ máu và mô bên trong tử cung

2. Âm đạo thay đổi

Sau sinh âm đạo bị giãn ra, lớn hơn, thậm chí bị sưng và bầm tím. Tình trạng này có thể được cải thiện nhờ các bài tập Kegel. Do lượng estrogen giảm xuống sau sinh khiến âm đạo bị khô. Vì thế sẽ khiến phụ nữ đau rát khi quan hệ sớm.

Bởi vậy bạn cần lưu tâm cách chăm sóc vùng kín. Nếu sinh con bằng phương pháp sinh thường, có thể bạn sẽ bị rạch và khâu tầng sinh môn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì các vết thương sẽ hết sưng và lành trong vòng 10 ngày.

3. Cân nặng thay đổi

Cân nặng chính là điểm thay đổi dễ nhận ra nhất sau sinh. Bạn sẽ không thể trở lại ngay được như thời chưa mang thai, tuy nhiên cân nặng sẽ giảm trong thời kỳ hậu sản. Do cơ thể đào thải lượng nước thừa khi có thai nên vào những ngày đầu sau sinh, bạn đi tiểu nhiều hơn. Dù em bé đã chào đời nhưng vòng hai của bạn vẫn chưa giảm ngay được. Chưa kể cơ bụng sẽ có phần nhão và xệ xuống. Và để khắc phục, bạn cần có thời gian tập luyện cải thiện vòng bụng sau sinh.

4. Mất cảm giác buồn đi vệ sinh

Sau sinh, các loại chất lỏng dư thừa khiến bàng quang trở nên đầy nhanh hơn. Nếu bình thường bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu. Tuy nhiên do bàng quang bị tổn thương, bạn sẽ mất đi cảm giác buồn tiểu. Bàng quang quá căng ở thời điểm này sẽ khiến tửu cung của bạn co bóp mạnh hơn. Đây là một vấn đề có thể gây nguy hiểm. Nếu sau sinh vài giờ mẹ không thể đi tiểu hoặc không buồn vệ sinh thì cần đặt ống thông. Hiện tượng này sẽ kết thúc trong vài ngày và cần được đặc biệt chú ý.

sau-sinh-co-the-thay-doi-nhu-the-nao-2

Sau sinh, bàng quang bị tổn thương, bạn sẽ mất cảm giác buồn tiểu trong vài ngày

5. Ngực thay đổi

Do tuyến sữa phát triển, ngực của bạn sẽ to hơn bình thường. Trong nhiều trường hợp, ngực mẹ bỉm sẽ luôn trong tình trạng sưng đau. Để ngực bớt đau, bạn phải thường xuyên cho bé bú. Sau 3 – 5 ngày, khi tuyến sữa của bạn tiết sữa ổn định hơn, tình trạng trên sẽ giảm bớt. Tuy nhiên nếu không cho bé bú thì tình trạng kích sữa vẫn làm bạn khó chịu.

Để giảm đau, bạn có thể massage hoặc chườm nóng cho ngực. Nếu bé bú liên tục mà ngực vẫn căng và đau, bạn hãy thử tắm nước ấm. Ngoài ra mặc áo ngực thể thao cũng có thể hỗ trợ việc giảm đau. Tuy nhiên mẹ bỉm cần giặt sạch áo ngực và chú ý giữ vệ sinh đầu ngực thường xuyên.

6. Da xấu, rụng tóc

75% phụ nữ khi mang thai có đường nâu linea nigra kéo dài từ phần mu đến rốn hoặc cao hơn. Đường nâu này sẽ mất dần sau một năm sinh con. Đường linea nigra thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Nó cũng không đáng ngại bằng các vết rạn da khi mẹ mang thai để lại sau sinh. Vùng da bụng trở nên nhăn nheo, sạm màu với các vết rạn da xấu xí. Những vết rạn này không biến mất, chỉ mờ bớt đi theo thời gian.

Khi mang thai, nồng độ hormone cao khiến tóc bạn mọc nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ hormone giảm khiến bạn bị rụng tóc. Thông thường phải qua 3 tháng, tóc mẹ mới trở lại bình thường. Khoong chỉ thế, làn da của các mẹ cũng bị ảnh hưởng khi trở nên sẫm màu. Không ít trường hợp da mẹ bỉm sau sinh xuất hiện các vết nám. Da của mẹ cũng dễ tổn thương hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng mặt trời.

 

sau-sinh-co-the-thay-doi-nhu-the-nao-3

Tóc bạn sẽ bị rụng nhều sau sinh

7. Thay đổi về tâm lý

Vào những tuần đầu sau sinh, mẹ bỉm rất nhạy cảm. Việc mẹ dễ khóc và ưa cáu kỉnh là tương đối phổ biến. Tuy nhiên cảm giác này giảm đi đáng kể sau 10 ngày. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể bị phân tán và hay quên. Hãy yên tâm điều này cũng hoàn toàn bình thường. Chưa kể, sau sinh phụ nữ còn thường hay lo lắng thái quá về mọi thứ, Sự lo lắng đó dẫ đến tâm lý phòng thủ khá mạnh. Nếu không biết giải tỏa, mẹ sẽ tự tạo áp lực cho mình trong việc chăm sóc con.

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh luôn có cảm giác buồn bã mà không rõ nguyên do. Triệu chứng này có thể tự hết. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì người nhà cần quan sát thêm. Nếu xuất hiện các dấu hiệu khác, cần đề phòng trầm cảm sau sinh. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều vấn đề đáng tiếc.

Tạm kết

Với những thông tin trên, mẹ đã hiểu phần nào sau sinh cơ thể sẽ thay đổi như thế nào. Đa phần các thay đổi trên là hoàn toàn bình thường và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó nếu thấy bản thân có những dấu hiệu khác lạ sau sinh thì cũng đừng vội quá lo lắng, bạn nhé!

Ngọc Hà

Nguồn: https://baosuckhoecongdong.vn/chi-em-co-biet-sau-sinh-co-the-thay-doi-nhu-the-nao-160277.html

Nguồn : bau.vn