Tất cả những điều mẹ cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh được chẩn đoán chỉ trong thai kỳ. Bệnh gây ra lượng đường trong máu cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Một trong những vấn đề mẹ bầu quan tâm nhất về căn bệnh đái tháo đường thai kỳ là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu, hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm cần thiết để tránh những hậu quả nguy hiểm mà căn bệnh đái tháo đường thai kỳ gây ra. Đây là xét nghiệm để kiểm tra nồng độ đường huyết (glucose) trong máu ở những thai phụ đang mang bầu ở tuần thứ 24 – 28 thai kỳ.

Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho mẹ biết đường huyết của mình có vượt quá giới hạn cho phép hay không, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

xet nghiem tieu duong thai ky o dau, het bao nhieu tien? - 1

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm cần thiết để tránh những hậu quả nguy hiểm mà căn bệnh đái tháo đường thai kỳ gây ra.

Tại sao mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Đối với hầu hết mẹ bầu, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nên việc phát hiện mắc bệnh là không hề dễ. Chính vì vậy khi được xét nghiệm nồng độ đường trong máu sẽ là cách duy nhất để xác định chính xác mẹ bầu có bị tiểu đường hay không.

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường mà không được kiểm soát sớm sẽ dẫn đến lượng đường huyết trong máu tăng cao và có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho mẹ và em bé bao gồm:

– Em bé phát triển lớn hơn bình thường – gây khó khăn trong quá trình sinh nở và làm tăng nguy cơ phải đẻ mổ.

– Gây ra tình trạng quá nhiều nước ối trong tử cung, có thể gây chuyển dạ sớm oặc gặp các vấn đề xấu khi sinh nở.

– Sinh non: Sinh con trước tuần thứ 37 thai kỳ

– Tiền sản giật – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị, theo dõi kịp thời.

– Em bé bị hạ đường huyết hoặc vàng da sau khi ra đời.

– Có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

xet nghiem tieu duong thai ky o dau, het bao nhieu tien? - 3

Đối với hầu hết mẹ bầu, bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nên việc phát hiện mắc bệnh là không hề dễ.

Bà bầu nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Vì mọi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu thuộc nhóm những bà mẹ có nguy cơ cao hơn thì bác sĩ thường khuyên nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ngay ở những lần khám thai đầu tiên:

– Từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

– Thừa cân, béo phì

– Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2

– Từng bị bệnh tiểu đường

– Mang thai sau tuổi 35

– Đa thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện như thế nào?

Các xét nghiệm sàng lọc có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào từng bệnh viện hoặc địa phương/quốc gia bạn sinh sống, thông thường sẽ bao gồm:

Xét nghiệm thử glucose:

Với xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ được chỉ định uống hết 50g Glucose. Một giờ sau, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu là 190 mg/dL hoặc 10,6 mmol/L cho thấy bạn đã bị tiểu đường thai kỳ.

Nếu lượng đường trong máu dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) thường được coi là bình thường với xét nghiệm thử glucose. Tuy nhiên nếu mức đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, bạn cần thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để xác định chính xác hơn nguy cơ mắc bệnh.

Xét nghiệm dung nạp glucose:

Xét nghiệm này tương tự như xét nghiệm thử glucose – ngoại trừ dung dịch ngọt sẽ có nhiều đường hơn (100g (100-g OGTT)) và lượng đường máu của bạn sẽ được kiểm tra mỗi giờ trong 3 giờ liên tiếp.

Theo đó, bà bầu sẽ nhịn đói và uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước. Bạn sẽ được lấy máu ở thời điểm lúc đói và thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống glucose.

Nếu có ít nhất 2 trong 4 chỉ số đường trong máu cao hơn hoặc bằng các mức dưới đây, bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Chỉ số đường huyết lúc đói: 95 mg/dl (5,3 mmol/l)

– Chỉ số đường huyết sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)

– Chỉ số đường huyết sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l)

– Chỉ số đường huyết sau 3 giờ: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l)

xet nghiem tieu duong thai ky o dau, het bao nhieu tien? - 4

Thai phụ có thể thực hiện việc xét nghiệm tiểu đường ở bất kỳ phòng khám sản hoặc bệnh viện uy tín nào.

Thai phụ có thể thực hiện việc xét nghiệm tiểu đường ở bất kỳ phòng khám sản uy tín hoặc bệnh viện nào trên cả nước. Giá cả cho việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thông thường như sau:

– Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói 50.000 – 80.000 VNĐ

– Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28: 200.000–300.000 VNĐ

Những thắc mắc phổ biến khi mẹ bầu đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Thông thường thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với hầu hết bà bầu trước khi mang thai chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh đái thái đường sẽ vào tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ.

Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ bị tiểu đường thai kỳ thì nên xét nghiệm sớm, có thể ngay ở lần khán thai đầu tiên để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn mấy tiếng?

Nếu xét nghiệm thử glucose thì mẹ bầu không cần phải nhịn ăn, còn xét nghiệm dung nạp glucose mẹ bầu cần nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần lấy máu mấy lần?

Nếu xét nghiệm thử glucose thì cần lấy máu 1 lần sau khi uống 50 g glucose, nếu kết quả cho thấy nồng độ đường huyết cao thì cần lấy thêm 3 lần sau 3 giờ.

Với xét nghiệm dung nạp glucose cũng cần lấy máu 3 lần.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?

Bạn không được ăn hay uống bất kỳ một loại nước gì nếu có chỉ là những ngụm nước lọc nhỏ trong quá trình làm xét nghiệm.

Hà Nguyễn

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tat-ca-nhung-dieu-me-can-biet-ve-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-a613.html

Nguồn : bau.vn