Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi trẻ được 2 tháng tuổi, đây là tổn thương trên da mãn tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu như không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi.

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa – Mỹ Phẩm Bà Bầu

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dù chàm sữa không phải là căn bệnh dễ lây lan nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.

Đây là một bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, không phải bệnh lây. Có thể hiểu đây là một bệnh rối loại hễ miễn dịch ở trẻ.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các yếu tố sau được xem là nguy cơ khởi phát bệnh và có thể khiến bệnh nặng hơn:

  • Di truyền, cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết, …
  • Cơ địa dị ứng.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa…
viêm mủ màng tim ở trẻ em do tác nhân vi khuẩn gây ra
Một số vi khuẩn là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ
  • Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa.
  • Dị ứng thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi.
  • Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, thường xuyên tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da.
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

Dấu hiệu, triệu chứng nào để mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Khi trẻ bị chàm sữa, dấu hiệu ban đầu là xuất hiện những mẩn đỏ, khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti.

Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt như kiểu gãi ngứa hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa làm nhiều mụn nước vỡ ra.

Trường hợp này nếu không vệ sinh cẩn thận cho bé sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Cụ thể khi mụn nước vỡ sẽ bết dích trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng.

Bệnh Chàm Sữa (Lác Sữa) Ở Trẻ - Dấu Hiệu Và Điều Trị

Lớp bì sừng do chàm sữa gây ra

Sau khoảng 1 tuần da non tái tạo và bong dần làm cho bé bé rất ngứa và khó chịu. Thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng máu, mẹ không điều trị có thể để lại sẹo sâu trên má của bé.

Bên cạnh đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc và bú kém.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa?

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát, đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết. Vì vậy khi được chẩn đoán bị chàm sữa, trẻ cần được chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mục tiêu của điều trị bệnh chàm sữa chủ yếu là giảm ngứa, tránh nhiễm khuẩn, bội nhiễm trên da, bình thường hóa làn da và giúp hạn chế tái phát, cụ thể cha mẹ cần lưu ý những thông tin sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nguyên nhân gây bệnh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn mua thuốc đúng.
  • Không tự ý mua thuốc bôi chữa bệnh chàm sữa cho trẻ, đặc biệt là thuốc có chứa corticoid vì có thể làm teo da, nhiễm nấm, mất sắc tố da và khiến bệnh nặng thêm, thậm chí có thể gây suy thận.
  • Không tự ý dùng các bài thuốc dân gian như đắp lá vì có thể khiến bệnh nặng thêm.

Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng từ chăm sóc da cho đến chế độ dinh dưỡng như:

  • Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tối thiểu là 6 tháng sau khi sinh.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm, độ tuổi trung bình và phù hợp để ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Hạn chế hoặc tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa, …

Mẹo làm sữa tươi thơm ngon đúng cách không bị đông dễ dàng tại nhà ...

Hạn chế cho trẻ ăn sữa và các chế phẩm từ sữa để tránh bị dị ứng
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa không nên tắm nhiều và tắm quá lâu, hạn chế sử dụng sữa tắm nhiều hóa chất, cho trẻ tắm với nước ấm.
  • Cho trẻ mặc áo quần với chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi, hạn chế sử dụng giặt áo quần của trẻ với hóa chất tẩy rửa, bột giặt.
  • Giữ cho làn da của trẻ luôn được sạch, khô và thoáng. Nếu trẻ bị da khô cần được giữ ẩm bằng loại kem bôi phù hợp.
  • Giữ gìn và vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa thường do trẻ có cơ địa dị ứng, tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng cao như nấm mốc, khói bụi ô nhiễm, lông vật nuôi, thú cưng. Vì thế bố mẹ hãy tránh không nên cho bé tiếp xúc những chất có khả năng gây bệnh. Nên đi bác sĩ khám khi có dấu hiệu chàm sữa nặng.

Vừa rồi là những câu hỏi thường gặp giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của mẹ thật tốt nhé!

Ngọc Hồi

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/vi-sao-tre-so-sinh-hay-bi-cham-sua-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-a172584.html

Nguồn : bau.vn