Đừng để con bạn tự ti về ngoại hình của mình

Điều này sẽ làm giảm sự tự tin của bé khi học tập hay tham gia các hoạt động tập thể. Bởi người lớn đôi khi còn tự ti về hình dáng bên ngoài của mình huống chi trẻ con

Trong chặng đường phát triển của mỗi đứa trẻ, sẽ có thời điểm chúng trở nên tự ti về một vấn gì đó, nhất là ngoại hình. Thân hình quá gầy, quá ốm, hay có sẹo… đều có thể trở thành nguyên nhân.

Điều này sẽ làm giảm sự tự tin của bé khi học tập hay tham gia các hoạt động tập thể. Bởi người lớn đôi khi còn tự ti về hình dáng bên ngoài của mình huống chi trẻ con! Khi trẻ tự ti về ngoại hình cũng là lúc bé đang dần thu mình vào bên trong vỏ kén. Nếu không được “giải quyết” kịp thời, lâu dần những đứa trẻ này sẽ trở nên trầm uất, tự kỷ. Cha mẹ phải làm như thế nào trong những trường hợp này?

1. Hậu quả của việc bé tự ti về ngoại hình

Trẻ tự ti về ngoại hình

Việc thiếu tự tin về ngoại hình là điều rất dễ gặp ở các bé. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải giải quyết triệt để và sớm nhất có thể. Nếu kéo dài, có thể gây nên nhiều hệ quả đáng tiếc.

– Thiếu tự tin: Đây có lẽ là hệ quả đầu tiên sẽ xảy đến với các bé. Việc các bé thiếu tự tin sẽ khiến bé không hòa nhập được cùng các bạn đồng trang lứa. Bé sinh ra tâm lý bất ổn, lúc nào cũng nghĩ mình xấu hơn các bạn khác. Lâu dần, điều này sẽ khiến cho các bé trở nên nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng.

– Trầm uất, tự kỷ: Đây là hệ quả nghiêm trọng hơn rất nhiều, nhưng không phải không thể xảy ra. Nếu việc tự ti kéo dài quá lâu, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ sệt, ít giao tiếp với bạn bè và người xung quanh. Trẻ sẽ dần thu mình vào thế giới do trẻ tạo ra để cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng vì thế giới này là thế giới của riêng bé, chỉ mình bé hoạt động và tưởng tượng nên sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

2. Cách giúp con hết tự ti về ngoại hình

2.1.Tạo ra những lời khen đúng đắn

Các chuyên gia chỉ ra rằng, các bậc cha mẹ nên đề cao vào những chức năng hoặc nhiệm vụ của bộ phận trên cơ thể hơn là ngoại hình của chúng. Những lời khen như: “Đôi mắt sẽ giúp con nhìn thấy những thứ dễ thương” hơn là: “Đôi mắt của con rất đẹp”. Lí giải cho điều này, các chuyên gia nhận định trẻ sẽ nhận thức về sức khỏe tốt hơn và biết bảo vệ những bộ phận quan trọng của cơ thể.

2.2.Hãy cẩn trọng khi lựa chọn lời nói

Khi nhận xét về ngoại hình của trẻ, cho dù con trẻ có những điểm yếu, bạn cũng đừng nên tập trung chỉ trích những điểm yếu này mà hãy tìm cách đề cao một thế mạnh nào đó của trẻ. Thay vì nói: “Bé con múp míp của mẹ”, thì nói rằng: “Cô bé khỏe mạnh đáng yêu của mẹ”. Từ từ hướng dẫn trẻ ăn uống và tập luyện để cân bằng trọng lượng cơ thể mà không làm chúng cảm thấy mình lập dị.

2.3.Khuyến khích con tự chăm sóc bản thân

Khuyến khích trẻ chăm sóc bản thân

Có thể hướng dẫn con cách chăm sóc bản thân bằng cách chỉ cho bé thấy cách cha mẹ tự nâng niu cơ thể mình. Không chỉ khuyến khích trẻ làm điều này mà các bậc phụ hynh cũng đặt ra lộ trình cụ thể dành cho trẻ theo độ tuổi phù hợp. Đây sẽ là bước tiến quan trọng khi tạo cho trẻ sự tự lập cũng như tự tin.

2.4.Tạo tấm gương mẫu mực

Hãy cẩn thận trong việc bạn nói về ngoại hình của bản thân trước mặt con trẻ nhất là khi bạn đứng trước gương hoặc đang xem ảnh. Hãy cố gắng dùng những từ ngữ tích cực khi nói về cơ thể bạn, đặc biệt là khi nói về những đặc điểm khác nổi trội đáng chú ý của bản thân hơn là so sánh cơ thể của bạn với người khác.

Dạy con hãy luôn là chính mình: Con bạn than phiền vì không có đôi chân như chúng bạn, không có thân hình mảnh mai, dáng chuẩn. Và vì thế mà em không bao giờ giám mặc những chiếc váy vô cùng dễ thương dành cho lứa tuổi hồng. Hãy nói với con, thân hình mũm mĩm chẳng có gì là không đẹp. Vẻ đẹp của con người toát ra từ tâm hồn chứ không phải từ hình thức. Việc có một đôi chân dài sẽ là lợi thế rất nhiều để con bước ra và gặp gỡ với mọi người. Nhưng nếu con không có một đôi chân như mong muốn cũng không sao. Đơn giản bởi con vẫn có thể bước vào lòng mỗi người bằng lối nói chuyện tự tin, bằng kiến thức hiểu biết của mình, bằng sự chân thành. Hãy luôn sống là chính con.

Cha mẹ cần giúp trẻ khám phá ra những ưu điểm và yếu điểm của mình, từ đó dạy trẻ biết cách phát huy những ưu điểm và chấp nhận những yếu điểm. Khi trẻ đã cố gắng mà không thể làm được thì cha mẹ nên hài lòng với những điều trẻ cố gắng. Bài học về cách biết chấp nhận con người thật của chính mình là cách tốt nhất để đem lại sự tự tin cho trẻ.

2.5.Hạn chế ảnh hưởng của truyền thông

Mặc dù trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra nhiều thông điệp tiêu cực về hình ảnh cơ thế, nhưng vẫn có một số chương trình tích cực giúp trẻ em nhận thức đúng đắn hơn về bản thân.

2.6.Tìm cách khắc phục tình trạng đó

Hãy nói với con, việc chọc ghẹo các bạn như thế là không tốt, không nên làm, các bạn làm như thế không phải là những đứa trẻ đáng yêu. Và nếu chính bạn cũng từng rơi vào những tình cảnh như vậy, hãy cho con biết mình đã đối phó như thế nào. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng mình không đơn độc trong chuyện này.

2.7.Nhờ tới sự giúp đỡ

Hãy nhờ tới sự giúp đỡ từ nhà trường nếu con quá tự ti về bản thân

Trái ngược với nỗ lực của bạn, nhiều bé gặp khó khăn trong việc đối diện với áp lực từ xã hội và ngày càng “co mình” trước những sự chỉ trích về ngoại hình. Nếu như vấn đề ngoại hình tác động quá sâu vào cuộc sống của bé, bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ từ nhà trường hoặc các chuyên gia tâm lý.

Nguồn : bau.vn