Mẹ có biết trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì chưa ?

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì - hẳn với chúng ta sẽ là một câu hỏi hết sức thú vị không thể không tìm hiểu.

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì – hẳn với chúng ta sẽ là một câu hỏi hết sức thú vị không thể không tìm hiểu. Riêng với những bà mẹ chăm con nhỏ ở độ tuổi 3 tháng, nhận biết sự thay đổi phát triển từng ngày của bé không chỉ để cảm nhận hết những điều tuyệt vời, mà còn là chìa khóa giúp bản thân chăm sóc trẻ tốt hơn

Trẻ 3 tháng tuổi đã biết làm trò – Ảnh Internet

1. Tìm hiểu về cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu chi tiết trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì, việc nắm bắt cân nặng của bé là một trong những điều đầu tiên mẹ cần quan tâm.

Cân nặng của bé luôn được quan sát theo dõi chặt chẽ trong mọi độ tuổi, với bé 3 tháng tuổi đương nhiên cũng không ngoại lệ. Nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ 3 tháng tuổi thì cân nặng khoảng bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn. Theo như nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO nhận định: “Trẻ sơ sinh ở gian đoạn tháng thứ 3 có cân nặng dao động khoảng tầm 5.2 kg đến 6.6 kg đối với bé gái và 5.7 kg đến 7.2 kg đối với bé trai là đạt tiêu chuẩn”.

Các mẹ cần phải nắm được những chỉ số cân nặng cũng như chiều cao của trẻ theo thời gian – Ảnh Internet

Như vậy, các mẹ nên nắm chỉ số cân nặng cũng như chiều cao của trẻ ở độ tuổi này, để theo dõi tình trạng của bé đã đúng với tiêu chuẩn hay chưa, vì điều này cũng là điểm tựa để nắm bắt tình trạng sức khỏe cùng sự phát triển của bé. Cũng căn cứ vào đây, mẹ sẽ nhìn nhận ra ngay nếu có những trường hợp bất thường gặp ở trẻ, để các mẹ thay đổi cách chăm sóc, hoặc đưa trẻ đi khám, được các bác sĩ kiểm tra, sau đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

2. Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì?

Nếu các mẹ để ý sẽ thấy sự thay đổi của trẻ ở độ tuổi 3 tháng qua từng ngày như: việc nhận biết khuôn mặt của những người thân xung quanh, biết cách ghi nhớ, phát triển trí não tốt hơn, học cách chờ đợi…

2.1 Trẻ 3 tháng tuổi biết cách nhận diện khuôn mặt của người thân

Trẻ có thể nhìn nhận được gương mặt của người thân – Ảnh Internet

Biểu hiện cụ thể nhất của sự nhận biết này là trẻ sẽ cảm thấy vui và “ê a” khi thấy gương mặt của mẹ hoặc của ba, của những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ngược lại, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và sợ hãi, khóc khi bắt gặp ánh mặt của người lạ. 

2.2 Bé ghi nhớ sự vật tốt hơn

Trẻ có thể sẽ tỏ ra thích hoặc không thích thú với những đồ vật mà các mẹ ngày nào cũng cho trẻ chơi vì trẻ đã ghi nhớ được món đồ chơi quen thuộc. Trẻ ghi nhớ được gương mặt thân quen của ba mẹ, của những người thân quen, nên nhanh có phản ứng về trạng thái cảm xúc của mình. Hay một số vật dụng thân thuộc đối với trẻ như bình sữa chẳng hạn,… Khi thấy bình sữa hay cho bú, trẻ sẽ tỏ ra vui mừng và động chân tay liên hồi, hoặc vươn người ra rất đáng yêu.

2.3 Trí não của trẻ phát triển hơn

Một số nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để chứng tỏ trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi có sự phát triển trí não vượt bậc. Các nếp nhăn trên vỏ não của phát dần được phát triển để hoàn thiện như người trưởng thành.

Sự phát triển về trí não của trẻ cũng dần được thay đổi – Ảnh Internet

Ngoài ra, một số phẩn xạ bản năng cũng dần bắt đầu dần biến mất ở tháng thứ 3. Điều này nhằm chứng minh rằng bộ não của trẻ đang dần điều khiển các hệ cơ tốt hơn.

3. Một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi các mẹ cần nắm

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời rất quan trọng  nên các mẹ cần phải quan tâm kỹ lưỡng. Dưới đây là một số cách chăm sóc cơ bản với trẻ 3 tháng tuổi mà các mẹ cần nắm:

3.1 Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi

Ngoài vấn đề trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì, thì nhiều mẹ còn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này. Nguồn sữa là dinh dưỡng duy nhất trong giai đoạn này để phát triển cả về thể chất và trí não.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp quan trọng nhất của trẻ – Ảnh Internet

Các mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu. Mẹ nên chú ý khi nào trẻ có dấu hiệu đói và cho trẻ bú đúng lúc nhằm hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn. Giai đoạn sơ sinh được đánh giá là “giai đoạn vàng” để cho trẻ phát triển về thể chất cũng như trí não và kỹ năng. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện thêm nhiều biểu hiện như: trẻ nhanh đói, ngủ nhiều hơn, tăng cân nhanh, và thường có những biểu hiện khác lạ khác như: quấy khóc, cáu gắt,…

Một điều quan trọng khác mẹ cần lưu ý, là nên thường xuyên tắm nắng cho trẻ để cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho sức khỏe bé.

3.2 Chăm sóc về giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

3 vấn đề quan trọng nhất của trẻ sơ sinh là “Ăn – chơi – ngủ”, vì vậy các mẹ nên quan tâm thật đầy đủ, kể cả giấc ngủ của trẻ. Giấc ngủ cũng được đánh giá là một phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Thời gian ngủ nghỉ nhằm giúp trẻ lấy lại năng lượng để phát triển tốt hơn. Đồng thời, ngủ cũng là thời gian để sản sinh ra các hormone tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ cần phải đảm bảo về giấc ngủ của trẻ.

Cần đảm bảo được giấc ngủ của trẻ 15 tiếng/ ngày – Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần ngủ khoảng 15 tiếng/ ngày (ban đêm: 10 tiếng, ban ngày: 5 tiếng). Phòng ngủ của trẻ sơ sinh nên thoáng, yên tĩnh, phân bổ ánh sáng phù hợp, để giấc ngủ của trẻ được sâu giấc và chất lượng hơn.

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì có thể được xem là một trong các câu hỏi hay nhất không chỉ với các bà mẹ đang chăm con, mà còn đối với tất cả chúng ta. Biết trẻ làm được những gì – điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã rất chú ý và chú ý cặn kẽ đến trẻ. Nhờ đó việc chăm sóc trẻ cũng sẽ trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn. Và nhất là các mẹ, sẽ luôn chủ động kiểm soát được tình trạng phát triển của bé cả về thể chất, trí não cũng như những khía cạnh khác. Hãy dành những điều tuyệt vời nhất đối với trẻ trong những tháng đầu đời bằng sự lưu tâm kỹ lưỡng và chăm sóc bé thật khoa học mẹ nhé.

Nguồn : bau.vn