Tâm lý trẻ khi có em – Những điều cha mẹ nhất định phải biết

Có bao giờ các bậc cha mẹ tự hỏi "tâm lý trẻ khi mẹ sinh em bé sẽ như thế nào?" chưa? Nếu như xử lý không khéo điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ.

Khi gia đình có thêm em bé rất nhiều bé đều có phản ứng ganh tị, ghét bỏ và không thích em. Chính vì thế mà cha mẹ cần phải có cách xử lý khéo léo để con không ganh tỵ với em bé.

Dù ở độ tuổi nào thì khi có em chắc chắn là một bước ngoặt trong tâm lý của trẻ.

Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Có bé thì hoang mang, có bé lại trở nên lầm lì không còn hoạt bát. Có trẻ thì trở nên cáu bẳn nhưng nghiêm trọng nhất là trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Lý giải nguyên nhân này các chuyên gia tâm lý cho rằng khi bé vốn là đứa trẻ được nhận nhiều yêu thương, đùm bọc thì một ngày nào đó, em bé tự nhiên xuất hiện, cha mẹ sẽ phải chia sẻ tình cảm thêm với em nên việc nảy sinh lòng ghen tỵ là chuyện dễ hiểu.

Chính vì thế cha mẹ cần phải biết cách uốn nắn bé theo từng độ tuổi để bé có thể chấp nhận và yêu thương thành viên mới của gia đình.


Cha mẹ cần làm gì khi trẻ khủng hoảng có em?

– Trước khi em bé chào đời mẹ cần phải kể nhiều cho bé nghe về một em bé trong bụng mẹ, cho bé để tay lên bụng bạn, cho bé nghe em đạp, để bé hiểu rằng em bé và bé sẽ có một mối quan hệ rất đặc biệt, và bé cần bảo vệ, che chở cho em.

Cha mẹ cần nhớ rằng, trẻ thương hay ghét em bé sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách cư xử, sự quan tâm “công bằng” của cha mẹ.

– Khi hai bé chơi cùng nhau và có xung đột thì cha mẹ tuyệt đối không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. 

– Để việc con có em không phải là cú sốc hoặc tâm lý của con không bị xáo trộn hay khoảng thời gian này có khả năng trở thành ký ức không đẹp với con, chuẩn bị tâm lý cho con thôi chưa đủ, bố mẹ còn nên đồng hành với con. Bố mẹ cần thực hiện điều này, nhằm tránh việc trẻ dễ tủi thân, khủng hoảng và thu mình lại vì cảm thấy lạc lõng hay quá ghen tị.

Hạ An/Sức Khỏe Cộng Đồng

https://baosuckhoecongdong.vn/tam-ly-tre-khi-co-em-nhung-dieu-cha-me-nhat-dinh-phai-biet-159166.html

 

Nguồn : bau.vn