Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì? Cách chăm sóc như thế nào?

Bất cứ sự phát triển bất thường nào của trẻ cũng khiến các bậc phụ huynh lo lắng, trong đó có việc trẻ mọc răng sớm.

Các giai đoạn mọc răng bình thường của trẻ

Theo tiêu chuẩn bình thường, trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, răng mọc đầu tiên là 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng khác sẽ mọc tiếp cho đến 30 tháng tuổi sẽ hoàn thiện 20 cái. Như vậy, trẻ mọc răng sớm là khi mọc răng trước tháng thứ 6, có thể là ở tháng thứ 3, 4 hoặc 5.

Lịch mọc răng của trẻ và cách chăm sóc răng miệng cho bé mẹ nên ...

Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện trẻ mọc răng sớm

Khi dồn sức năng lượng cho việc mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có một số rối loạn dễ nhận biết sau đây:

-Cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động.

– Bị chảy nước dãi nhiều.

– Nghiến nướu hoặc gặm ngón tay.

– Rối loạn tiêu hóa nhẹ như đi tiêu phân lỏng.

– Sốt nhẹ.

– Kiểm tra nướu có thể bị sưng, tấy đỏ hoặc loét.

– Ăn uống kém, sụt cân.

Các dấu hiệu này thường xuất hiện từ 3 – 5 ngày trước khi răng nhú lên và sẽ tự hết trong 3 – 7 ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ

Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

Khi trẻ mọc răng, bố mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gì? | Medlatec

– Di truyền: Trẻ có thể ảnh hưởng bởi gen di truyền của gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng cũng thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác.

– Dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của trẻ sẽ ít hơn.

– Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (do sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… ) hoặc không đủ canxi hay không.

Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không?

Trẻ mọc răng sớm hay muộn là việc hoàn toàn bình thường, đây là vấn đề bẩm sinh. Thậm chí có trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng nhưng cũng có trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên. Phụ huynh không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên không bị dị dạng, chắc khỏe.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng

– Các bậc phụ huynh có thể giảm sự khó chịu cho trẻ bằng cách cho vật mềm như ti giả, vòng mọc răng để trẻ cắn.

Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì? Cách chăm sóc như thế nào?

Cho trẻ ngậm, cắn ti giả hoặc các dụng cụ chuyên dụng như hình

– Nếu trẻ sốt nhẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung nước cho trẻ.

– Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol liều lượng 10 – 15 mg/kg cân nặng, cứ 4 – 6 giờ cho uống một lần.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng và nướu bằng khăn mềm, sạch. Đặc biệt là sau khi cho trẻ bú và ăn. Cách thực hiện là dùng miếng gạc hoặc vải mềm sạch quấn quanh ngón tay trỏ và lau nhẹ nhàng.

– Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm. Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày.

Như vậy có thể thấy, trẻ mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chụp X-Quang răng để kiểm tra các vấn đề răng miệng bất thường khác. Bệnh viện Quốc tế Vinmec với cơ sở trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phát hiện chính xác các vấn đề về răng miệng của trẻ. Gọi số hotline để được tư vấn thêm.

Thùy Linh

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-moc-rang-som-co-anh-huong-gi-cach-cham-soc-nhu-the-nao-a173328.html

Nguồn : bau.vn