Trẻ bị sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Mấy ngày thì bố mẹ nên cho đi viện?

Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu thì khỏi là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân, biện pháp nên làm trong trường hợp này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề trên.

Nguyên nhân hiện tượng sốt viêm họng ở trẻ

Viêm họng là vấn đề xảy ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn là trẻ nhỏ. Nó có thể không gây ra bất kỳ tình trạng gì nghiêm trọng và cơ thể sẽ tự hồi phục sau một vài ngày. Thế nhưng, nếu trẻ em bị sốt do viêm họng bố mẹ nên chú ý bởi đó có thể là:

Nhiễm virus

Các virus cảm lạnh, virus cúm luôn luôn gây ra viêm họng ở trẻ, ho và đôi lúc là cơn sốt nhẹ. Tuy nhiên vì thuốc kháng sinh vô dụng với chúng nên bố mẹ chỉ có thể bổ sung thực đơn bồi dưỡng sức khỏe và để tự cơ thể bé đào thải chúng. Chính vì thế, tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày nếu cha mẹ không cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen,…

Bé bị viêm họng sốt do liên cầu khuẩn (Strep throat)

Đối với trường hợp này, yếu tố gây hại là vi khuẩn Streptococcus khá là phổ biến. Cùng với việc cổ họng sưng, viêm, bé có thể bị sốt, nhức đầu, đau bụng (đôi khi kèm nôn) và nổi các mảng hồng, hơi gồ trên da.

Do triệu chứng của nó có rất nhiều tương đồng với việc cảm lạnh hoặc cúm, vậy nên cách duy nhất để chẩn đoán chính xác là lấy dịch nhầy cổ họng làm xét nghiệm. Thông thường, bác sĩ khuyến nghị dùng kháng sinh để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, thận và khớp xương.

Trẻ bị sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Mấy ngày thì bố mẹ nên cho đi viện? - ảnh 1

Áp xe Peritonsillar hoặc áp xe sau thành họng (Retropharyngeal abscess)

Đây là tình trạng các mụn mủ trắng tập hợp trên amidan hoặc phía sau cổ họng, rất hay gặp ở trẻ em. Chúng có thể gây nên hậu quả nguy hiểm ở bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng phổ biến của chúng bao gồm: Thành cổ họng sưng đỏ, viêm họng tiến triển xấu, sốt và cứng cổ.

Viêm lở miệng (Stomatitis)

Thường thì yếu tố gây bệnh là do virus Herpes simplex L1. Nó khiến mép miệng, môi và lớp niêm mạc cổ họng lở loét. Tình trạng sẽ tự chuyển biến cải thiện nhờ hệ miễn dịch của cơ thể nhưng nó có thể làm bé khó nuốt, dẫn đến tình trạng mất nước và sốt nhẹ.

Trẻ viêm họng sốt mấy ngày cần đi bệnh viện

Theo dõi tình trạng viêm họng kèm theo sốt của bé để có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, nếu trẻ sốt kéo dài trong khoảng thời gian từ bảy cho đến mười ngày, nhiệt độ cơ thể cao (từ 38 độ C), các thuốc giảm đau và hạ sốt không phát huy tác dụng thì bố mẹ cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ bị sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Mấy ngày thì bố mẹ nên cho đi viện? - ảnh 2

Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu

Trẻ viêm họng sốt cao có nguy hiểm không

Trước tiên để trả lời câu hỏi trên, bố mẹ nên hiểu rõ về thế nào là một cơn sốt cao. Nhiều người lầm tưởng rằng sốt 40 độ C gây nguy hiểm cho não bộ. Nhưng thực ra thì vấn đề sốt do nhiễm trùng (có thể kèm viêm họng) không thể làm thần kinh trung ương tổn thương, trừ khi là 42 độ C.

Chính vì thế, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị viêm họng sốt cao. Nhưng nếu tình trạng này không cải thiện dù đã cho bé dùng thuốc, hoặc có các biểu hiện sau bạn nên yêu cầu trợ giúp y tế ngay lập tức: Mất nước (nôn, tiêu chảy), khó thở, cơ thể tím ngắt, động kinh đột ngột.

Một số cách hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm họng sốt, các bố mẹ nên tham khảo:

Cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi đã xác định đúng nguyên nhân gây viêm họng sốt ở trẻ, bố mẹ cần cho bé dùng thuốc theo đúng lộ trình điều trị. Trẻ cũng nên uống thuốc bằng nước lọc, tráng pha thuốc vào sữa, nước ngọt,…vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dược tính của thuốc.

Nếu là bé sơ sinh, sữa mẹ là ưu tiên hàng đầu

Sữa mẹ cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào và tăng cường tối đa miễn dịch ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc dùng thuốc (theo lời bác sĩ) thì việc cho bé bú đủ lượng sữa mẹ mỗi ngày là điều quan trọng nhất.

Thực đơn cho trẻ

Khi trẻ bị viêm họng sốt, tình trạng đau rát khi nuốt và nhạt miệng chán ăn rất hay xảy ra. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý về chế độ ăn của bé: Bổ sung nguồn vitamin C thông qua ớt chuông, cải xoăn, sinh tố quả mọng (dâu tây, việt quất,..), sữa chua, cháo hoặc súp gà,…

Luôn bổ sung đầy đủ nước cho bé

Khi trẻ bị viêm họng sốt, vấn đề mất nước cần được cha mẹ lưu tâm. Trẻ nên được uống đủ 1,5l nước mỗi ngày, bố mẹ cũng có thể sử dụng máy tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé để tránh viêm họng thêm tồi tệ.

Vệ sinh sạch sẽ tay chân, tai-mũi-họng

Bên cạnh chữa bệnh, phòng bệnh ngăn ngừa lây lan là quan trọng nhất. Bố mẹ nên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng ấm giúp diệt trùng, làm ấm họng và tránh tình trạng ho có đờm xảy ra.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-bi-sot-viem-hong-keo-dai-bao-lau-may-ngay-thi-bo-me-nen-cho-di-vien-a174975.html

Nguồn : bau.vn