Túi nhai chống hóc là gì? Mẹ có nên mua túi nhai chống hóc không?

Sau 6 tháng tuổi là lúc mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, tuy nhiên vì vẫn e ngại bé có thể bị hóc thức ăn mà nhiều mẹ được gợi ý mua túi nhai chống hóc, vậy sản phẩm này có tác dụng gì, có thật sự cần thiết cho bé?

Túi nhai chống hóc là gì?

Túi nhai chống hóc là một sản phẩm mới có mặt trên thị trường trong vài năm gần đây, với hình dáng như núm vú giả nhưng phần đầu to hơn để chứa thức ăn bên trong. Túi nhai này thường thường có chất liệu từ silicon, đầu núm có nhiều lớp lưới hoặc lỗ nhỏ, những lỗ này là nơi thức ăn thoát ra ngoài khi bé nhai.

Empty

Túi nhai chống hóc có cấu tạo rất giống với núm vú giả

Túi nhai chống hóc sử dụng rất đơn giản, đầu tiên mẹ cho thức ăn của bé vào túi nhai, rồi đậy nắp và đưa cho bé, lúc này bé sẽ tự cầm và mút như khi bú bình.

Ưu điểm của túi nhai chống hóc

Empty

Mẹ không lo bé bị hóc thức ăn khi ăn một mình

Túi nhai chống hóc có ưu điểm nổi bật là chống hóc, do thiết kế núm nhai khá đặc biệt với nhiều lỗ nhỏ, nên túi nhai có khả năng lọc loại bỏ các loại hạt từ trái cây, lớp vỏ xơ mà dạ dày của trẻ không thể tiêu hóa hay các loại tạp chất xơ cứng khác có lẫn trong đồ ăn.

Chính vì ưu điểm này mà có nhiều mẹ quyết định mua sản phẩm này cho bé sử dụng, mẹ sẽ thoải mái dành thời gian cho công việc khác chứ không phải theo sát bé khi bé ăn một mình nữa.

Hạn chế của túi nhai chống hóc

Empty

Lạm dụng túi nhai chống hóc không giúp bé phát huy được các kỹ năng cơ bản

Khi mẹ cho trẻ sử dụng túi nhai chống hóc thường xuyên, kĩ năng nhai thức ăn của con sẽ bị hạn chế. Nguyên nhân là do trẻ không thật sự nhai thức ăn mà chỉ là cắn, nghiến cho thực phẩm nhuyễn ra và nuốt nước tiết ra từ thức ăn chứa trong túi nhai mà thôi.

Ngoài ra, trẻ cũng không được tự cầm nắm thức ăn nên trẻ không thể cảm nhận được hình dáng, màu sắc cũng như cảm nhận rõ kết cấu, mùi vị của thức ăn trẻ ăn khi sử dụng túi nhai. Khi dùng túi nhai, miệng trẻ không thể tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên không thể cảm nhận rõ ràng độ cứng/mềm của thức ăn. Điều này không hề tốt cho sự phát triển xúc giác, vị giác của trẻ.

Trong quãng thời gian ăn dặm, việc cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn còn giúp bé phát triển thêm các kĩ năng phối hợp, như cầm, nắm, bỏ thức ăn vào miệng, quan sát màu sắc của thức ăn để lựa chọn món ăn yêu thích. Thay vì chỉ để bé bị động cầm túi nhai bỏ vào miệng.

Việc sử dụng túi nhai có lẽ sẽ chỉ đem lại hiệu quả trong 1 khoảng thời gian cụ thể chứ không thể thay thế đồ ăn dặm ăn trực tiếp. Với những thông tin trên đây, các mẹ sẽ có lựa chọn phù hợp trước khi quyết định có nên cho trẻ sử dụng túi nhai khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm.

Trần Mai

Nguồn:https://baosuckhoecongdong.vn/tui-nhai-chong-hoc-la-gi-me-co-nen-mua-tui-nhai-chong-hoc-khong-153174.html

Nguồn : bau.vn